Kế Hoạch Triển Khai BIM(BEP) Là Gì? | VietBIMcoder
BIM Knowledge 

Kế Hoạch Triển Khai BIM(BEP) Là Gì? Tại Sao Phải Phải Cần Thiết Trong Mỗi Dự Án B.I.M

Đối với các đơn vị bắt đầu áp dụng BIM việc phải hiểu rõ và thực hiện BIM EXECUTION PLAN gần như là yêu cầu bắt buộc, nhất là trước bối cảnh trong tương lai nhiều dự án cấp nhà nước sẽ có yêu cầu triển khai BIM.

 

Trong Quyết định 1057 của Bộ Xây Dựng “Công bố Hướng dẫn tạm thời áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM)” ở Việt Nam. Phần VII Hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện BIM, Đây chính là một trong những  tài liệu chính thức đầu tiên của Việt Nam đề cập đến việc thực hiện BIM và Kế Hoạch triển khai BIM (các bạn quan tâm có thể tham khảo ở link bên dưới).

Ngoài ra, trong chỉ dẫn kỹ thuật PAS 1192-2:2013 (Chỉ dẫn kỹ thuật về quản lý thông tin cho giai đoạn đầu tư/ chuyển giao dự án xây dựng sử dụng BIM) có đoạn mô tả “plan prepared by the suppliers to explain how the information modelling aspects of a project will be carried out“.

Đại ý là “Kế hoạch được chuẩn bị bởi các nhà cung cấp để giải thích các khía cạnh của Mô hình thông tin được thực hiện như thế nào”.

Kế hoạch ở đây ám chỉ “BIM Execution Plan” thường được viết tắt là BEP.

BEP là một phụ lục quan trọng trong hợp đồng nhằm giảm thiểu những rủi ro liên quan trong việc áp dụng BIM cho dự án. BEP phải được xây dựng dựa trên những yêu cầu và mục tiêu từ Chủ Đầu Tư, các đơn vị tham gia sẽ dựa vào đó để phác thảo một Kế hoạch tổng quan và chi tiết trình bày cách thức triển khai, tổ chức thông tin, phối hợp… để BIM Team từ các đơn vị tham gia làm căn cứ thực thi xuyên suốt dự án. Một bản kế hoạch tốt là nền tảng đầu tiên, là kim chỉ lối để dự án có thể áp dụng BIM thành công.

Nội dung và tài liệu thao khảo để xây dựng BEP có nhiều nguồn khác nhau. Phần bên dưới là dựa trên nguồn từ tài liệu của Đại học Pennsylvania State BIM Plan sẽ làm rõ những chủ điểm chính sau:

  1. Thông tin tổng quan của BEP: Trình bày lý do, mục đích của việc tạo lập tài liệu BIM Excution Plan để các bên liên quan có thể hình dung sơ bộ.
  2. Thông tin dự án: Thể hiện các thông tin liên quan như Mã, Tên, Địa chỉ dự án, những mô tả sơ bộ và lịch trình trong tương lai.
  3. Thông tin Nhân sự: Thông tin về tên tuổi, địa chỉ liên lạc, Email, số điện thoại của các thành viên chủ chốt tham gia để các bên có thể liên hệ trong quá trình thực hiện.
  4. Mục tiêu đạt được: Mục này rất quan trọng cần phải xác định rõ những mục đích cụ thể từ Chủ đầu tư để xây dựng chiến lược và đưa ra những giải pháp, công cụ thực thi cho phù hợp
  5. . Sơ đồ tổ chức nhân sự: Tương tự như Sơ đồ tổ chức nhân sự cho thi công thì khi thực hiện BIM cũng có một sơ đồ thể hiện vị trí các chức danh, để BIMers triển khai công việc đúng quyền hạn và nghĩa vụ được giao.
  6. Quy trình thực hiện: Minh hoạ công việc thực hiện thông qua các sơ đồ, mô tả các bước triển khai, thống nhất từ đầu và đảm bảo sự tuân thủ giữa các bên liên quan.
  7. Cách thức trao đổi thông tin: Làm rõ các yêu cầu về mức độ chi tiết của đối tượng LOD, mốc toạ độ phối hợp mô hình giữa các bộ môn. Đây là điểm khởi đầu để thực hiện mô hình Combine.
  8. Yêu cầu Thông tin của mô hình BIM: Những yêu cầu thông tin được đưa vào trong những giai đoạn khác nhau của dự án đáp ứng mục đích sử dụng cho Chủ đầu tư cần phải được làm rõ thì các bên thực thi mới đúng hướng tránh việc “làm cái người ta không cần”.
  9. Quy trình phối hợp các bộ môn: Các bên tham gia phải thống nhất cách thức triển khai, phân quyền xử lý thông tin, phân định ngày giờ họp phối hợp định kỳ một cách rõ ràng ngay từ ban đầu.
  10. Quy trình quản lý chất lượng: Để đảm bảo những sản phẩm làm ra đạt chất lượng thì các bên phải có cách thức để kiểm tra, phê duyệt thông qua quy trình, công cụ và ứng dụng bổ trợ.
  11. Công nghệ được áp dụng: Công cụ, phần mềm, phiên bản sử dụng phải được thống nhất để các bên triển khai đồng bộ cho từng ứng dụng BIM cụ thể được dùng cho dự án.
  12. Cấu trúc mô hình: Quy định về đặt tên file, cấu trúc thư mục, tiêu chuẩn tham khảo phải được thiết lập.
  13. Cách thức Chuyển giao mô hình và Thông tin: Trong từ giai đoạn thực hiện BIM, mô hình, tài liệu, dữ liệu liên quan phải được chuyển giao qua lại, cách thức chuyển giao, các mốc thời gian thực hiện ra làm sao.
  14. Loại hình Hợp đồng: Tuỳ thuộc vào dạng hợp đồng của dự án sử dụng BIM (Design and Build, Bid Build hay Lump sum…v.v) sẽ quyết định tính chất, sự ảnh hưởng, mục tiêu của BIM cho dự án. Nên dự án thuộc loại hình nào cần được đưa vào làm rõ.

 

Ngoài ra, còn rất nhiều các yêu cầu nâng cao khác có thể được đưa vào trong BEP.

Cần phải lưu ý mỗi bản kế hoạch triển khai BIM đều khác nhau về nội dung và mức độ dài, ngắn. 5,7 trang hay 100 trang phụ thuộc vào mức độ chi tiết và phức tạp của từng dự án. Điều cốt lõi của một BEP là làm sao để “ít về câu chữ” nhưng “nhiều về phương pháp”, diễn giải cách thức phối hợp giữa các bên để đạt được mục tiêu cao nhất là sự thành công cho dự án triển khai BIM.

Những Topic tiếp theo sẽ làm rõ hơn về BEP và những chủ đề khác liên quan tới BIM được chia sẻ và thảo luận trong thời gian tới. Các bạn tiếp tục theo dõi trên Wedside vietbimcode.com Và Fanpape nhóm nhé. Chia sẻ bài viết nếu các bạn thấy hữu ích.

Link đính kèm các tài liệu liên quan BEP các bạn có thể Download bên dưới:

 

Tony Nguyễn

Ban Quản Trị VBC

 

Link Download tài liệu:

1.20171011_BCD-QD-1057HuongDanBIM

2.BSI_PAS_1192_2_2013

3.BIM_Project_Execution_Planning_Guide_V2.1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Có 2 bình luận, đánh giá về “Kế Hoạch Triển Khai BIM(BEP) Là Gì? Tại Sao Phải Phải Cần Thiết Trong Mỗi Dự Án B.I.M”

  1. […] được bài viết này tốt hơn bạn đọc có thể xem lại nội dung của bài “BIM Execution Plan” để hiểu được sự liên quan của cái Mục tiêu và yêu cầu với phần […]

    Nhận xét và đánh giá
  2. […] được bài viết này tốt hơn bạn đọc có thể xem lại nội dung của bài “BIM Execution Plan” để hiểu được sự liên quan của cái Mục tiêu và yêu cầu với phần […]

    Nhận xét và đánh giá

Leave a Comment